Phong cách thiết kế Tối giản hiện đại (Minimalist)

Tác giả: Hồng Nhung Ngày đăng: 23/11/2021

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng huương đến những sản phẩm hiện đại, đơn giản nhưng vẫn đầy đủ các tiện nghi cần dùng. Do đó, phong cách Tối giản hiện đại ra đời, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

1. Phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist)

Phong cách tối giản (hay Phong cách nội thất tối thiểu) là phong cách thể hiện sự đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc, ở đây tác phẩm được yêu cầu thiết kế tối giản nhất có thể.

2. Lịch sử hình thành phong cách thiết kế hiện đại Minimaslist:

Phong cách tối giản (Minimalism) xuất phát trong phong trào nghệ thuật phương Tây từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, phát triển mạnh vào giữa những năm 1960 và 1970 của thế kỷ 20.
 


Sau thế chiến thứ 2, những nước phương Tây có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức nghệ thuật. Con người tìm đến sự đơn giản thay cho sự cầu kỳ trước kia. Quan điểm nghệ thuật này bắt nguồn từ những bức họa của Mark Rothko và nhanh chóng đồng nhất với các lĩnh vực khác.


 
Trong lĩnh vực kiến trúc, cha đẻ của triết lý “less is more” là KTS  Ludwig Mies van der Rohe. Bậc thầy kiến trúc người Đức đã xây dựng nền móng cho phong cách tối giản phát triển. Các công trình thiết kế của ông cho đến nay vẫn là những case study gối đầu của các Minimalist hiện đại.

3. Đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế hiện đại Minimaslist:

“Sạch sẽ” – “trật tự” – “đơn giản” là những đặc trưng cơ bản khi nhắc về phong cách Minimalism. Tiêu chí “Tối giản có thể hiểu là đi đến tận cùng sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể” luôn là kim chỉ nam hàng đầu khi các KTS vận dụng phong cách này vào thiết kế của mình. Chính vì thế, Minimalism được tối giản hóa ở cả không gian, đường nét, màu sắc, nội thất… theo tiêu chí chặt chẽ, chiết khúc và tràn ngập ánh sáng. Tổng thể không gian ” Less is more – Ít là nhiều” chính là nguyên tắc mà Ludwig Mies van der Rohe đề ra ở đây được hiểu là sự xuyên suốt và sự giản lược tuyệt đối về các chi tiết.


 
Phong cách tối giản mang lại cảm nhận tĩnh lặng thuần khiết khi kết hợp mảng tường, đường thẳng và những hình khối cơ bản. Từ sự tinh tế trong cách sắp xếp và xây dựng tạo cho người ở cảm giác sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Nếu bạn đang sở hữu cuộc sống độc thân, vui vẻ và cần tô điểm sự tinh tế. Minimalism là không gian dành riêng cho bạn.


 
Màu sắc trong Minimalist Style
Màu trắng được biết đến như biểu tượng của phong cách Minimalism. Màu trắng khiến liên tưởng đến sự sạch sẽ, tinh tế để tạo cảm giác “đâu vào đấy” cho cả căn nhà. Tuy nhiên, màu sắc này cũng dễ mang đến cảm giác lạnh lẽo và trống trải. Vì thế, các nhà thiết kế thường sử dụng đan xen với vật dụng có màu kem, xám, vàng…

Các tông màu này cân bằng sự trơ trọi của sắc trắng nhưng vẫn giữ nguyên sự tinh tế cho ngôi nhà. Không nên sử dụng quá 4 màu trong cùng 1 một phối cảnh, tốt nhất chỉ nên sử dụng 3 màu: 1 màu nền, một màu chủ đạo và 1 màu nhấn.


 
Thêm vào đó, chủ nhà có thể chọn lựa thêm vài vật dụng để tô điểm cho ngôi nhà cũng như thể hiện cá tính riêng. Tranh canvas, đèn bàn… là những gợi ý tuyệt vời. Tuy nhiên, khi chọn bất kỳ vật dụng nào, người thiết kế phải luôn ghi nhớ 2 tiêu chí: vừa đủ và hợp màu sắc.
 


Để “less is more” không trở thành “too much”…
 Việc sử dụng các vật dụng mang khuynh hướng Scandinavian trong ngôi nhà chủ đạo Minimalism sẽ tạo được những điểm nhấn nổi bật. Khác hẳn với hai sự kết hợp trên, Minimalism và Industrial dường như khó tìm được điểm chung ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, cả hai phong cách đều hướng về sự hiện đại. Vậy sao bạn không thử kết hợp bàn ghế, chiếc đèn “công nghiệp” với sự thanh lịch chủ đạo của Minimalism? Chắc chắn ngôi nhà được sắp xếp khéo này sẽ thêm phần năng động, trẻ trung hơn nhiều.

4. Một số nhà thiết kế nổi bật của phong cách thiết kế nội thất tối giản hiện đại:

Để tìm hiểu rõ hơn cũng như tham khảo chi tiết về các gợi ý của phong cách thiết kế Bắc Âu. Bạn có thể tìm đến một số nhà thiết kế tiêu biểu cho phong cách Minimalism:
 - John Pawson;
 - Ludwig Mies van dẻ Rohe
 - Donald Judd;
 - Aivaro Siza Vieira;
 - Dan Flavin;
 - Luis Barragan;

Với sự phát triển ngày càng nhanh của Sài Gòn, các cao ốc, căn hộ chung cư ngày càng nhiều, thì việc sử dụng những sản phẩm nội thất theo phong cách Minimalism cho ngôi nhà của mình luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Hãy đến với Handpick để có thể tìm hiểu rõ hơn về những sản phẩm này nhé!

 

Bạn đang xem: Phong cách thiết kế Tối giản hiện đại (Minimalist)
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: