Phong cách thiết kế Đông Dương (Indochine)

Tác giả: Nhật Vinh Ngày đăng: 23/11/2021

Sự giao thoa kiến trúc giữa vẻ đẹp Á Đông và "chất Tây" sang trọng đã tạo nên một phong cách rất được yêu thích hiện nay. Đó là phong cách Đông Dương (Indochine). Hôm nay, Handpick Factory sẽ giới thiệu chi tiết về phong cách này cũng như gợi ý những nội thất phù hôp cho bạn khi lựa chọn Indochine nhé!

1. Phong cách thiết kế Đông Dương Indochine là gì?

Phong cách Đông Dương (Indochine) là phong cách thiết kế kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp Tân Cổ Điển của Pháp và cảm hứng văn hoá Á Đông.

Phong cách này kéo dài từ những năm 1920 đến những năm 1950. Phong cách thiết kế này mang tính giao thoa hài hoà giữa nền kiến trúc của nước Pháp và khu vực bán đảo Đông Dương. Nói rộng hơn, là sự giao thoa giữa kiến trúc Châu Âu và Châu Á.


2. Lịch sử hình thành phong cách thiết kế Đông Dương:
Bối cảnh hình thành: Trong tiếng Pháp Indochine dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.

Khi Pháp mang quân sang các nước thuộc địa thuộc vùng bán đảo Đông Dương vào đầu thế kỷ trước, họ cũng đồng thời mang phong cách thiết kế nội thất đặc trưng châu Âu kết hợp vào nền văn hóa bản địa (vốn bị ảnh hưởng bởi 2 nền văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ) tạo thành một nét đẹp quyến rũ độc đáo rất riêng biệt.

3. Đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế Đông Dương Indochine:

Mỗi phong cách thiết kế đều có các đặc trưng cơ bản. VớiPhong cách thiết kế Tân cổ điển (Neo Classic) thường có các đặc trưng cơ bản sau:


 a. Hình dáng đặc trưng
 Phong cách Indochine là sự kết hợp nội thất cổ điển châu Âu và đặc trưng của vùng nhiệt đới châu Á (vốn chịu ảnh hưởng của phong cách nội thất, kiến trúc Trung Quốc và Ấn Độ). Vì vậy, những thiết kế nội thất được lồng ghép giữa hình chữ nhật, hình tam giác, hình thoi hoặc các đường cong, đường tròn được ưa chuộng sử dụng.

 b. Hoa văn / Họa tiết
 Yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ trong các hoa văn, họa tiết và tạo ra những đặc trưng riêng của phong cách Đông Dương.
 - Họa tiết hình chữ nhật
 - Họa tiết gồm các chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, được cách điệu đơn giản, liền nét theo đường kỷ hà, đan xen chồng lớp, nằm gọn trong một ô vuông hoặc tự do theo nét.


 - Họa tiết Kỉ Hà: Họa tiết mắc lưới hình thoi, dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ, họa tiết mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa. Họa tiết mắc lưới không đều. Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân...
 - Họa tiết hình thú: Họa tiết hình thú không đứng riêng rẽ mà kết hợp với những họa tiết kỷ hà, hồi văn, hình chữ. Họa tiết tứ linh: Long, lân, quy, phượng, họa tiết hình con dơi, con cá, con cọp, con sư tử...


 - Họa tiết hoa lá, dây lá, quả: Họa tiết là biểu tượng 4 mùa "Tứ quý" gồm: Tùng, cúc, trúc, mai, sen.
 - Họa tiết tĩnh vật: Trái châu (thường thấy ở nóc đền chùa), họa tiết gồm trái châu và hai con rồng cách điệu ở 2 đầu góc mái.
 - Phù điêu tượng tròn champa.


 c. Màu sắc
Trong thiết kế tổng thể, mỗi yếu tố đều có giá trị tạo nên không gian đúng chất của phong cách. Và màu sắc cũng không ngoại lệ trong việc thể hiện nét đặc trưng của thiết kế. Phong cách Indochine là sử dụng gam màu trung tính, ấm nóng như vàng, nâu, trắng,...


 d. Chất liệu được sử dụng
 Một yếu tố thể hiện rõ nét đặc trung của phong cách Indochine là các chất liệu sử dụng trong thiết kế và nội thất.
- Vật liệu Tre: Trong phong cách indochine, tre được sử dụng làm trang thiết bị, đồ trang trí, những tấm vách ngăn... vì dễ tạo những hình mềm mại và đẹp mắt.
- Vật liệu Gỗ: Gỗ là vật liệu chính trong các công trình: hệ khung kết cấu và console của mái, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang thiết bị, chi tiết trang trí, tượng tròn, phù điêu,...


 - Vật liệu gạch bông, gạch nung: Thường được sử dụng để lát nền, tạo nên vẻ sang trọng, sự ấn tượng và đầy tính nghệ thuật cho công trình. Đây là một nét đặc trưng riêng của phong cách indochine trong nội thất.
 e. Ánh sáng:
Phong cách Indochine lựa chọn ánh sáng tự nhiên và vàng ấm của vùng nhiệt đới.


 4. Một số nhà thiết kế nổi bật của phong cách thiết kế Đông Dương:

Nhiều kiến trúc sư Pháp đến đây thiết kế và xây dựng nhiều tòa nhà, nhưng không đạt hiệu quả cao do không hợp với khí hậu vùng nhiệt đới cũng như truyền thống văn hóa bản địa. Do đó, họ đã thay đổi để thích ứng. Kiến trúc sư Ernest Hébrard, giáo sư của trường Mỹ thuật Đông Dương, một viên chức cao cấp được chính phủ Pháp đưa sang để phụ trách công việc quy hoạch và kiến trúc của ba nước Đông Dương. Thời điểm này, ông Hébrard đã gọi đây là “phong cách kiến trúc Đông Dương”.
 

Phong cách đông dương là sự giao thoa kiến trúc đáo nhưng vẫn giữ một chút gì đó theo phong cách Việt Nam. Bạn có thể tham khảo nhiều sản phẩm nội thất thuộc phong cách này tại Handpick Factory nhé!

 

Bạn đang xem: Phong cách thiết kế Đông Dương (Indochine)
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: