Phong cách thiết kế Cổ điển (Classic)

Tác giả: Hồng Nhung Ngày đăng: 23/11/2021

Tuy xuất hiện rất sớm từ những ngày đầu của thế kỷ 17, nhưng đến nay phong cách thiết kế Cổ điển vẫn được yêu mến và đón nhận nồng nhiệt bởi sự sang trọng, cân bằng và nét đẹp vượt thời gian của mình. Hãy cùng Handpick điểm qua một số thông tin về phong cách cổ nhưng không bao giờ cũ này nhé!

1. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classic:

Phong cách thiết kế cổ điển là một trong những phong cách gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nhìn, bởi quy mô đồ sộ, hoành tráng kèm theo đó là những chi tiết cầu kỳ, hoa mỹ. Khi bước vào các tòa nhà với thiết kế nội thất bạn sẽ ngỡ như bản thân đang ở nhà danh gia vọng tộc.


 
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển dựa trên các nguyên tắc, sự cân bằng và đối xứng theo quy định chặt chẽ, với không gian vô cùng cầu kỳ, trau chuốt và nét đẹp vượt thời gian của những vòng cung, những đường nét, chi tiết phào chỉ và những hoa văn được chạm trổ công phu, đẹp mắt.

2. Lịch sử hình thành phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classic:

Bắt nguồn từ Pháp ở thế kỷ 17, chủ nghĩa cổ điển nhanh chóng lan ra rộng khắp châu Âu và trở thành phong cách nghệ thuật thống trị châu lục này trong hơn hai thế kỷ. Các nghệ sĩ thời đó lấy cảm hứng thiết kế nghệ thuật từ Hy Lạp cổ đại và Rome – Ý, cụ thể là những yêu cầu khắt khe, rõ rệt và không khó của họ.


 
Tuy phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt, nhưng  ở các quốc gia khác nhau phong cách này đều mang những riêng của mình. Nếu như ở Pháp, phong cách thiết kế và thi công nội thất khu vực đây tràn trề vẻ lộng lẫy, rực rỡ, thì trong chủ nghĩa cổ điển của Anh, phong cách này lại được đặc thù bởi tính hợp lý và sự gắn kết chặt chẽ.


 
Tại Nga, trong thời kỳ trị vì của nữ hoàng Catherine, vẻ sang trọng, sự hòa hợp và sự tiết chế hợp lý của phong cách thiết kế và thi công cổ điển đã chinh phục trái tim nữ hoàng này. Bạn có thể thấy được vẻ đẹp cao quý của phong cách cổ điển ngay tại chính cung điện Catherine ở St Petersburg.


 
Có một sự hòa hợp của phong cách cổ điển trong các dự án kiến trúc tại Nga vào cuối thế kỷ 18-19. Nó là sự pha trộn khéo léo hài hòa giữa phong cách cổ điển với những phong cách thiết kế và thi công khác (chủ nghĩa eclecticism – chiết trung).

3. Đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế cổ điển:

Nghệ thuật đối xứng và cân bằng
Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất cổ điển chính là tính cân bằng và đối xứng, điều đó có nghĩa là bạn chia không gian thành hai phần, khi đó hai phần sẽ có thiết kế giống nhau để có bố cục rõ ràng và tạo thành một thể thống nhất.


 
Màu sắc trong trang trí
Các màu được ưu tiên sử dụng là những tông màu trầm như màu vàng, nâu, đen,… đây là những màu được cho là thể hiện được đẳng cấp của sự quý tộc, làm tôn lên vẻ đẹp, sự quý phái trong thiết kế nội thất. Bảng màu ban đầu của Hy Lạp cổ đại bao gồm màu đá phiến, xanh sương mù, đỏ tươi, tím, malachite nhạt, vàng nắng, trắng ngà, hồng cẩm thạch, đất sét;

Bảng màu Rome bao gồm các dãy màu tông ấm nóng sống động hơn, vàng, màu đỏ Pompeii và các điểm nhấn màu đen.
 Một số cách phối màu độc đáo trong thiết kế Cổ điển hiện nay đó là: xanh rừng già với xanh rêu, xám và vàng, đỏ rượu vang cùng các gam màu trung tính hay xanh dương và vàng.


 
Điểm nhấn trong trang trí
 Đối với phong cách này các chi tiết lớn sẽ làm điểm nhấn giúp tập trung và dồn sự chú ý vào căn phòng. Đó có thể là một bộ bàn ghế lớn bề thế, một chiếc cầu thang khổng lồ uốn lượn hoành tráng, hoặc cũng có thể là một bức tường bừng sáng, một bức tranh đóng khung lớn,…Còn những chi tiết khác sẽ đóng vai trò bổ sung và giúp tôn lên vẻ nổi bật cho căn hộ.


 
Chi tiết trang trí
Nếu như các phong cách hiện đại đều hướng đến sự tối giản cho không gian thì đối với thiết kế nội thất phong cách cổ điển mọi chuyện sẽ hoàn toàn ngược lại. Những chi tiết cầu kỳ, hoa mỹ, những đường cong trau chuốt, mềm mại là điểm nổi bật trong phong cách này.


 
Đồ nội thất trong phong cách cổ điển
Thật ra, phong cách nội thất cổ điển chủ yếu mang giá trị cao về mặt tinh thần, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những món đồ mang hình dáng cầu kỳ, được chạm trổ tinh xảo mang dáng dấp đẳng cấp quý tộc của vua chúa những thế kỷ trước. Đó có thể là một bộ ghế sofa sang trọng với từng đường nét uốn lượn mềm mại mà không có một góc nhọn nào.


Ngoài ra, phong cách này thường trang trí đồ nội thất có kích thước đồ sộ và được chế tác tỉ mỉ bằng những chất liệu thượng hạng như đá hoa cương, gỗ, da, nỉ,…giúp tôn lên vẻ sang trọng, đẳng cấp cho từng không gian đồng thời cũng thể hiện được địa vị quyền quý của chủ nhân căn nhà.


Hiện nay, các mẫu thiết kế theo phong cách này thường được kết hợp thêm phong cách nội thất hiện đại nhằm tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái của nội thất nhưng không xa rời thực tế.
 
Vật liệu sử dụng

Vật liệu chính được sử dụng là thạch cao, gỗ tự nhiên và các chi tiết mạ vàng. Những vật liệu không chỉ giúp thể hiện vẻ đẹp quyền quý cho căn hộ mà đặc tính của nó còn dễ chế tác chạm trổ thành những hoa văn cổ điển độc đáo tiêu biểu trong phong cách thiết kế cổ điển.


 
Không những thế, nếu bạn là người am hiểu về thiết kế cổ điển thì có thể nhận ra các loại vải dệt, lụa, gấm nhung, kim loại, kính, thủy tinh, da, pha lê, đá granite, marble… rất thường được sử dụng nhằm tăng thêm phần lộng lẫy và sa hoa cho không gian.
 
4. Một số nhà thiết kế nổi bật của phong cách xxx:

Một số nhà thiết kế tiêu biểu cho phong cách Cổ điển:
 
- Jean-Louis Deniot
 - Peter Pennoyer
 - Thomas Pheasant
 - Michael S. Smith
 - Bunny Williams
 - Robert Couturier
 - Chuck Chewning

Nếu bạn yêu mến sự sang trọng và tỉ mỉ trong các thiết kế thuộc phong cách Cổ điển thì đừng ngần ngại đến với Handpick để có thể tận mắt đánh giá những đường nét chạm trổ của các sản phẩm mà công ty cung cấp nhé!

 

 

 

 

Bạn đang xem: Phong cách thiết kế Cổ điển (Classic)
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: